Nếu đây là lần đầu bạn mua HDTV hay chỉ là nâng cấp thì chiếc HDTV sau phải cho hình ảnh đẹp hơn. Nhưng chọn đúng HDTV như mong muốn lại thực sự phức tạp, rắc rối, nhất là khi bạn phải xét một loạt các thông số liên quan. Với loạt Tivi sản xuất đợt đầu thì vài thông số nói đúng sự thật, nhưng đến các đời sau thì lại không đúng hoàn toàn hoặc thậm chí có vài sản phẩm không bao giờ đúng theo thông số. Bài viết điểm lại cũng như giải thích vài chức năng được hãng sản xuất quảng cáo “hoành tráng” khi bạn dạo quanh các dãy trưng bày HDTV. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp vài mẹo nhỏ để mua HDTV, chọn lựa nội dung tốt nhất và nhiều vấn đề liên quan khác.
SAI: Mặc dù ai cũng biết HD có nghĩa là "high definition" (độ nét cao) nhưng HDTV lại có đến vài độ phân giải và độ phân giải của tivi không hoàn toàn quyết định được chất lượng hình ảnh hiển thị trên tivi đó, chưa kể kích thước màn hình còn có thể khác nhau. Các vấn đề khác ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh gồm có việc truyền tín hiệu, như truyền không dây, truyền qua cáp, qua vệ tinh hoặc truyền qua Internet, và đương nhiên kể cả chất lượng nội dung phát. Những yếu tố kể trên giải thích tại sao bạn thấy chất lượng hình ảnh rất khác nhau nếu bạn lấy từ nhiều nguồn khác nhau với cùng một nội dung độ nét cao, như xem từ đĩa Blu-ray, từ iTunes, từ Amazon...
Hầu hết nội dung độ nét cao thường có độ phân giải cụ thể 720p (1280x720 điểm ảnh cho mỗi khung hình) và 1080i (hình ảnh kích thước 1820x1080).
Với cùng độ phân giải, hình ảnh được xử lý ở progressive hiển thị đẹp hơn so với interlaced. Thông thường, các chuẩn phát hình vô tuyến chỉ đạt mức tối đa 720p hoặc 1080i, để có được chất lượng ở 1080p, bạn cần xem nội dung qua đĩa Blu-ray, các đầu phát như Xbox 360, Playstation 3... Các yếu tố về độ nén và tỉ lệ bit-rate cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Đĩa Blu-ray cho hình ảnh đẹp hơn so với cùng nội dung đó nhưng phát qua cáp tivi ở cùng độ phân giải, lý do vì đĩa có băng thông cao hơn truyền hình cáp. Khi chọn chất lượng hình ảnh, bạn cần nhớ: 1080p là ưu tiên số một, 720p và 1080i gần như nhau và bất cứ độ nét nào thấp hơn đều cho chất lượng không như ý muốn. Hãy nhớ các thông số này, đây là chuẩn chính thức, không phải từ ngữ tiếp thị.
Xem thêm: Những điều nên biết về ti vi 3D
ĐÚNG: Các công cụ quản lý bản quyền số (Digital Rights management – DRM) có thể chặn bạn sao chép nội dung có bản quyền. Trong hầu hết trường hợp, các nhà sản xuất thường dùng công nghệ HDCP (high-bandwidth Digital Content Protection). HDCP là một giao thức “hợp tác” giữa nhiều thiết bị, được xem là nền tảng của DRM. (Thực chất DRM có thể khác nhau hoặc có thể bị ẩn đi nên bạn hãy tìm từ HDCP). Dù vậy, để tránh bất kỳ trục trặc nào, bạn cần sử dụng đúng thiết bị. HDCP có trong đĩa Blu-ray, các nội dung tải về và các nguồn nội dung khác. Công nghệ này kiểm tra một kết nối số liền mạch giữa nguồn nội dung đến tivi của bạn. Nếu đường kết nối số này bị “gãy” thì có lẽ vì bạn kết nối đến một bộ chia chưa được thẩm định quyền hoặc bạn đang sử dụng nguồn tín hiệu “analog” và HDCP sẽ nhận diện điều này.
Trong trường hợp có sử dụng DRM như vậy, HDCP có thể làm suy giảm chất lượng hình ảnh hoặc thậm chí không cho bạn xem nội dung. Để đảm bảo DRM sẽ không chặn nội dung hiển thị, bạn kết nối cáp HDMI hoặc DVI giữa nguồn phát và TV hoặc màn hình của bạn (nếu dùng HDMI, mặc định kết nối của bạn có bảo mật HDCP. Nhưng nếu bạn dùng một màn hình máy tính hoặc một HDTV cũ có cổng DVI để xem nội dung có bảo vệ bản quyền thì hãy kiểm tra trong tài liệu hướng dẫn của sản phẩm xem thiết bị có hỗ trợ HDCP hay không). Nếu bạn cần kết nối đến một bộ chia, đầu “receiver” hoặc thiết bị khác trung gian thì phải đảm bảo thiết bị đó cũng phải hỗ trợ HDCP.
SAI: Burn-in là lỗi khi một hình tĩnh hiển thị quá lâu trên màn hình làm thay đổi màu sắc của hình ảnh đó như các logo chương trình, các hộp thoại của game video… Cách đây vài năm, đây là lỗi thường gặp, đặc biệt trên các màn hình plasma, nhưng đến nay, các HDTV giải quyết được vấn đề hình ảnh này và đây không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa. LCD và các loại màn hình khác, kể cả các màn hình plasma được sản xuất gần đây không gặp vấn đề này nên bạn không cần lo lắng về điều này khi mua hàng. Có thể người dùng tivi plasma sẽ gặp tình trạng hình ảnh biến đổi một chút, hơi giống với hiện tượng burn-in nhưng đây cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng, thực chất là hình tĩnh đó bị phai một chút. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ việc chuyển kênh (sang kênh không có tín hiệu hoặc kênh có hình tĩnh), hoặc sử dụng tiện ích PC như JscreenFix (jscreenfix.com) hoặc kích hoạt chế độ sửa lỗi tích hợp có trong TV để xử lý trục trặc này.
SAI: Đừng chọn mua dây cáp khi chỉ dựa trên thương hiệu. Loại kết nối, chiều dài và kích cỡ dây cáp là 3 yếu tố quan trọng nhất khi xét về chất lượng tín hiệu. Nếu được, hãy chọn dây cáp tín hiệu số, là HDMI hoặc DVI (hầu hết model HDTV mới đều có 2 ngõ tín hiệu này). Những dây cáp này có thể truyền tín hiệu 1080p và có thể truyền tốt nội dung có DRM. Chúng cũng không bị nhiễu tín hiệu giống như các loại cáp analog. Nếu hệ thống của bạn không có kết nối số thì bạn vẫn có thể đạt chất lượng 1080p qua cáp component (thành phần). Dù vậy, bạn cũng nên đặt chất lượng hình ảnh là mục tiêu hàng đầu. Nếu bạn sử dụng loại cáp “thấp hơn” như S-Video hoặc cáp RCA composite (1 sợi) thì không thể có được chất lượng HD. Tối thiểu, các thiết bị có hỗ trợ HD của bạn phải có ngõ component, DVI hoặc HDMI. Ngoài ra, có thể chúng cũng có thêm ngõ S-video và composite để tương thích với các thiết bị khác, nhưng dù sao bạn cũng nên “né” những ngõ này. Dù bạn rơi vào tình huống nào chăng nữa thì hãy tìm cáp ngắn nhất có thể. Cáp càng dài thì càng dễ bị nhiễu và tín hiệu analog càng dễ bị “méo”.
Nếu bạn chạy cáp khắp phòng thì chất lượng hình ảnh cũng có thể bị suy giảm. Cáp dày thì có thể cải thiện chất lượng hình ảnh nhưng khác biệt dễ thấy nhất về kích thước cáp thường nằm ở hệ thống âm thanh hơn. Hãy chọn mua cáp nào đường kính lớn nếu bạn cần một sợi cáp dài khoảng 15m.
ĐÚNG: Trong vài năm qua, các hãng sản xuất tiếp thị TV của họ có tần số quét 120Hz, 240Hz và cao hơn nữa. Những tivi này có thể nội suy khung hình so với những TV mà bạn thường thấy, do đó hiển thị hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. PCWorld Mỹ đã tiến hành thử nghiệm về sự tương quan giữa tỉ lệ làm tươi màn hình và tính mượt mà của hình ảnh. Tuy nhiên, kết quả cho thấy tivi có tỉ lệ làm tươi cao lại cho hình ảnh bị rung nhiều hơn TV có tỉ lệ chỉ ở 60Hz. Và họ cho rằng có sự trái ngược này là do tốc độ xử lý hình ảnh chuyển động phụ thuộc vào cả tần số làm tươi của panel màn hình và thuật toán phần mềm bên trong tivi .
TV 3D ra đời thì tần số làm tươi màn hình sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều khi xét về chất lượng hình ảnh. Có một kỹ thuật được sử dụng để tái hiện hiệu ứng 3D đòi hỏi màn hình phải có tần số quét 120Hz (thực tế mọi màn hình tivi hiện thời chỉ chấp nhận tín hiệu 60Hz cho dù họ có quảng cáo tỉ lệ làm tươi thế nào đi nữa). Trong trường hợp này, bạn hãy tìm TV 3D nào có hỗ trợ 120Hz.
SAI: Dù sao thì ai cũng muốn có chiếc HDTV chất lượng 1080p và bạn nên mua tivi đạt chất lượng này nếu đang nhắm đến kích thước màn hình từ 32” trở lên. Vì chỉ có kích thước màn hình lớn thì bạn mới chiêm ngưỡng hết được vẻ đẹp của chất lượng 1080p. Và nếu HDTV 1080p có giá cao hơn TV chất lượng thấp hơn (1080i, 720p) khoảng 2 triệu đồng thì hãy mạnh dạn chọn HDTV 1080p nếu túi tiền cho phép. Nhưng với tivi kích thước dưới 32” thì bạn sẽ không thấy chất lượng hình ảnh chênh lệnh nhiều giữa 1080p và 720p, và nhà đài vẫn chưa có kênh HD chất lượng 1080p. Còn nếu bạn thường xem nội dung HD qua HD media player, Xbox 360, Playstation 3 thì tivi 1080p nên là ưu tiên số 1. Trong các trường hợp khác, hiện thời 720p vẫn phổ biến hơn cả.
Theo truyenhinhkythuatso
ghi gang Thiên Phát, thành lập chi nhánh
Chuyên dịch vụ sửa chữa tivi led, tivi LCD tại nhà khu vực Hà Nội và lân cận. Với phương châm “Khách hàng chính là người thân”, đến với chúng tôi chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi mọi sự cố tivi được xử lý nhanh chóng, giá cả phải chăng, bảo hành dài hạn... đọc tiếp
Trung tâm bảo hành tivi Sony tại Hà Nội, địa chỉ sửa máy giặt tại nhà Hà Nội, ghế gang